Công trình dân dụng là gì? Gồm những loại nào?

Công trình dân dụng là gì? Gồm những loại nào?

Công trình dân dụng là gì? Chúng được phân loại như thế nào? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người đang rất thắc mắc. Vậy để giải đáp được vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Đại Lợi Phát để có thể hiểu rõ hơn.

Công trình dân dụng là gì?

Công trình dân dụng là gì? Gồm những loại nào?

Công trình dân dụng được hiểu đơn giản là những công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở và công trình công cộng. Điều này được giải thích trong Thông tư 12/2012/TT-BXD. Trong đó, công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người. Vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.

Công trình dân dụng được chia làm 2 loại: Nhà ở và công trình công cộng

Nhà ở

Tất cả các loại nhà ở khác nhau đều được quy vào công trình nhà ở. Từ dạng nhà riêng lẻ như biệt thự, nhà liền kề, nhà nông thôn cho đến các dạng chung cư ( cao tầng, nhiều tầng, mini…)

Công trình công cộng

Công trình công cộng ở đây là những công trình giáo dục, khách sạn, văn phòng, y tế, thương mại, bến xe nhà ga… Tất cả những công trình này với mục đích phục vụ cho cộng đồng.

Công trình dân dụng được phân chia như thế nào?

Công trình dân dụng là gì? Gồm những loại nào?

Công trình dân dụng được chia làm nhiều cấp bậc khác nhau. Dựa vào quy mô và diện tích sàn của từng công trình mà ta phân chia cấp bậc công trình. Vậy chúng gồm những cấp bậc nào?

Công trình dân dụng cấp 1

Đây là công trình có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2. Hoặc các công trình có chiều cao từ 20-29 tầng.

Công trình dân dụng cấp 2

Công trình này có tổng diện tích sàn từ 5000m2 đến dưới 10.000m2 hoặc có chiều cao từ 9-19 tầng

Công trình dân dụng cấp 3

Là những công trình có tổng diện tích sàn từ 1000m2 đến dưới 5000m2 hoặc có chiều cao từ 4-8 tầng.

Công trình dân dụng cấp 4

Các công trình có tổng diện tích sàn dưới 1000m2 hay có chiều cao dưới 3 tầng.

Công trình dân dụng cấp đặc biệt

Đây là những công trình có tổng diện tích sàn lớn trên 15000m2. Hoặc các công trình có chiều cao từ 30 tầng trở lên.

Những yêu cầu khi phân cấp công trình dân dụng

Công trình dân dụng là gì? Gồm những loại nào?

Công trình dân dụng nhà ở

Dựa trên mức độ nguy hiểm cho an toàn và tính mạng của con người cùng khả năng thoát nạn khi có sự cố mà có những yêu cầu khác nhau. Các yêu cầu về tính nguy hiểm cháy theo công năng được quy định trong QCVN 06:2010/BXD.

Nhóm nhà ở được xếp vào nhóm nguy hiểm cháy theo công năng được ký hiệu là F. Theo đó: Nhà dạng chung cư được xếp vào loại nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy F1.3. Nhà ở riêng lẻ thuộc nhóm nguy hiểm cháy F1.4.

Yêu cầu đối với nhà chung cư đến 25 tầng phải được xây dựng với cấp công trình không nhỏ hơn cấp II (tức là niên hạn sử dụng tối thiểu từ 50 năm đến 100 năm, độ chịu lửa cấp II).

Nhà chung cư trên 25 tầng ( tức là trên 75m) phải được xây dựng với cấp công trình không nhỏ hơn cấp I. Đồng thời các giới hạn chịu lửa của công trình không được thấp hơn các tiêu chuẩn sau:

  • Bộ phận chịu lực của nhà: R180;
  • Tường ngoài không chịu lực: E60;
  • Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm): REI 90;
  • Tường buồng thang trong nhà: REI 180;
  • Bản thang và chiếu thang: R 90.

Đối với nhà ở riêng lẻ, cấp công trình nhà ở từ 3 tầng trở lên không được nhỏ hơn cấp III (tức là niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm). Độ chịu lửa ở cấp III.

Phân cấp nhà và công trình công cộng

Yêu cầu phân cấp đối với công trình dạng di tích lịch sử, bảo tàng, tòa nhà lưu trữ phải tính đến mức độ an toàn về tài sản quý hiếm được bảo quản cũng như được lưu giữ bên trong.

Quy định các công trình nhà và công trình công cộng phải đạt từ cấp 1 trở lên (niên hạn sử dụng trên 100 năm và độ chịu lửa cấp I) gồm:

  • Nhà và các công trình có tầm cỡ quốc tế, quốc gia. ông trình có ý nghĩa đặc biệt về an ninh, quốc phòng và ngoại giao
  • Các công trình là trụ sở cơ quan Đảng, Quốc hội, các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương và cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Các công trình có công năng để phục vụ trực tiếp cho công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu trong trường hợp xảy ra thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh.

Như vậy, với những thông tin được cung cấp ở bài viết trên đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc về khái niệm công trình dân dụng là gì cũng như phân loại chi tiến của các loại công trình. Hy vọng, đây sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về công trình xây dựng cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *